Các mức phạt khi xe tải vi phạm lỗi quá tải

Ánh Dương chia sẻ kinh nghiệm trong ngành vận tải hàng hóa đường bộ với các bạn về lỗi quá tải

      Xe chở quá tải luôn là vấn đề trọng điểm trong ngành giao thông vận tải của nước ta từ trước tới nay. Việc để xe chở quá tải thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy: xe nhanh bị hao mòn, xuống cấp; mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Đồng thời, tài xế và chủ xe đều phải đối mặt với mức phạt không hề nhỏ.

      Hệ lụy sâu xa hơn là những tuyến đường sẽ bị hư hỏng  khi liên tục bị xe chở quá tải đi trên đường. 

     Khái niệm Xe chở quá tải tức là xe chở hàng vượt quá trọng tải theo quy định. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe. 
Lỗi quá tải là một lỗi rất thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của pháp luật hiện nay mức phạt tiền đối với lỗi này rất nặng
Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.
xequatai
 

Các mức phạt xe quá tải mới nhất 

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

– Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
 

Chủ xe và người điều khiển xe sẽ đều bị xử phạt theo các mức cụ thể như sau:
 

“- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”

Lái xe ngoài bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 05 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;

Mức phạt với chủ xe nêu trên là mức phạt đối với chủ xe là cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức mức phạt gấp đôi;

Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe;

Xe chở quá trọng tải dưới 10% không bị xử phạt.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây