Từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới quan trọng về phân hạng giấy phép lái xe. Theo đó, luật mới quy định 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E. Đây là sự gia tăng thêm 2 hạng so với luật hiện hành.
Đối với xe máy
Đối với ô tô: Giấy phép hạng B dành cho người lái xe chở đến 8 chỗ (không kể chỗ ngồi của tài xế), ôtô tải và xe chuyên dùng có trọng tải đến 3.5 tấn. So với Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, giấy phép hạng B đã gộp chung giữa bằng B1 (dành cho người không hành nghề lái xe điều khiển ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3.5 tấn) và bằng B2 (dành cho người hành nghề lái xe điều khiển ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3.5 tấn).
Giấy phép lái xe hạng C trước đây dành cho tài xế điều khiển xe tải từ 3.5 tấn trở lên nay được chia thành hai hạng:
Hạng D trước đây cấp cho tài xế điều khiển phương tiện chở người từ 10 đến 30 chỗ nay được chia thành:
Ngoài ra, hạng BE cấp cho người lái các loại ôtô thuộc giấy phép hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
Các hạng C1E, CE, D1E và DE tương ứng được cấp cho người lái các loại ôtô thuộc giấy phép các hạng C1, C, D1 và D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
Theo Luật mới về cấp giấy phép lái xe, việc kế thừa Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra nhiều điều chỉnh quan trọng. Đầu tiên, giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 sẽ không có thời hạn; hạng B và C1 sẽ có thời hạn 10 năm; còn các hạng C, D1, D2, D và giấy phép lái xe rơ moóc chỉ có thời hạn 5 năm.
Về độ tuổi được lái xe, Luật mới quy định người từ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (dung tích dưới 50 cm3; động cơ điện không lớn hơn 4 kW); người từ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 và B; người từ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe các hạng C và BE; người từ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe các hạng D1, D2, C1E và CE; cuối cùng là người từ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe các hạng D, D1E, D2E và DE.
Lý do tăng số loại giấy phép lái xe từ 13 lên 15 là để tương thích với Công ước Viên năm 1968 và tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá khứ, việc phân loại bằng lái xe của Việt Nam không khớp với dung tích xi lanh hay khối lượng của phương tiện. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Công an đã đề xuất thay đổi hệ thống phân loại giấy phép lái xe để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Luật mới này, những người đã có giấy phép lái xe trước khi Luật này có hiệu lực vẫn sử dụng bình thường theo thời gian ghi trên giấy phép. Tuy nhiên, khuyến khích người dân đổi sang giấy phép không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012. Đối với những người muốn đổi hoặc cấp lại giấy phép sau khi Luật này có hiệu lực sẽ áp dụng theo một số nguyên tắc nhất định.
Như vậy, việc điều chỉnh luật giao thông liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe là rất quan trọng. Những thay đổi này nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý giao thông đường bộ cũng như đảm bảo an toàn hơn trong việc sử dụng các loại phương tiện giao thông tại Việt Nam.
Trên đây những điểm đổi mới trong luật trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hy vọng những thông tin trên mà vận tải ÁNH DƯƠNG đã chia sẻ sẽ thật sự bổ ích cho quý khách hàng.
Tác giả: Tuyết
Ý kiến bạn đọc