Vận chuyển đường biển quốc tế chuyên nghiệp

Nhập khẩu Trung Quốc đường biển đang được nhiều dân kinh doanh quan tâm và lựa chọn để vận chuyển hàng hóa số lượng lớn. Vậy nhập hàng bằng đường biển có những lợi thế gì? Thời gian vận chuyển hàng về tới Việt Nam bao lâu? Những mặt hàng nào có thể vận chuyển bằng đường biển? Làm sao để lựa chọn được đơn vị vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường biển uy tín? Trong bài viết này của Ánh Dương, bạn sẽ có được câu trả lời.

Vì sao xu hướng nhập khẩu bằng đường biển được ưa chuộng nhất?

Tới nay, dù rất nhiều loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt hay đường hàng không ra đời, nhưng xuất nhập khẩu đường biển vẫn được ưa chuộng. Các chuyến giao nhận hàng quốc tế chủ yếu được thực hiện trên những con tàu lớn với 2 hình thức vận chuyển đó là vận chuyển hàng hóa full container (FCL) và vận chuyển hàng hóa ít hơn 1 container, hàng lẻ (LCL)

Các mặt hàng thông thường, hàng hóa chất, tiêu dùng, thiết bị y tế, chất đốt,… đều có thể vận chuyển bằng đường thủy hiệu quả, an toàn. Ngày nay, xu hướng vận tải đường biển ngày càng rõ rệt. Việc này thể hiện thông qua sự ra đời hàng loạt những chiếc tàu tải trọng lớn, hệ thống bến cảng xây mới và được nâng cấp hiện đại hơn tại các quốc gia giáp biển. Các chuyên gia cũng đánh giá, đường biển có một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động giao thương hàng hóa trên phạm vi toàn cầu.

Ưu nhược điểm khi nhập khẩu Trung Quốc đường biển

Tương tự các loại hình vận tải khác, nhập hàng Trung Quốc bằng đường biển cũng sẽ có những ưu – nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Nhập khẩu Trung Quốc đường biển đáp ứng được nhu cầu vận chuyển không giới hạn số lượng, chở được nhiều loại hàng, đặc biệt hàng trọng lượng lớn, hàng cồng kềnh.
  • Năng lực chuyên chở hàng hóa bằng đường biển không bị hạn chế nhiều như các hình thức đường bộ, đường hàng không.
  • Đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển nhờ tuyến đường giao thông tự nhiên, ít rủi ro về giao thông hơn các hình thức khác.
  • Hình thức vận chuyển hàng bằng đường biển sẽ có giá thành thấp hơn so với các hình thức khác vì nhập số lượng lớn.
  • Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển không cần check từng mặt hàng lẻ như đường bộ và đường hàng không.
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với container sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro hàng hóa tốt hơn, tránh va đập, vỡ, trầy xước hay bụi bẩn lên hàng hóa.

Nhược điểm:

  • Hình thức nhập khẩu Trung Quốc đường biển không phù hợp với những loại hàng hóa đòi hỏi về nhanh, vì đường biển thường sẽ chậm hơn các hình thức vận tải đường bộ, sắt hay đường hàng không.
  • Vận tải biển sẽ ảnh hưởng nhiều của các điều kiện thời tiết.

Thời gian nhập khẩu Trung Quốc đường biển mất bao lâu?

Vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, đặc thù sản phẩm, đơn vị vận chuyển, kho bãi, thời tiết,… Thông thường, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển sẽ kéo dài khoảng một đến vài tháng. 

Để tính toán thời gian vận chuyển, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

Dựa vào vị trí đặt xưởng của nhà cung cấp

Khác với hình thức vận chuyển đường bộ. Các cảng tàu biển cố định ở sát biển. Bởi vậy, những xưởng có vị trí càng xa cảng thì càng tốn thời gian và chi phí để vận chuyển hàng. Bạn nên cân nhắc rõ khoảng cách xưởng lấy hàng và địa chỉ cảng nhập hàng để tính toán chi phí nhập khẩu Trung Quốc đường biển cho chính xác.

Dựa vào tính đặc thù của hàng hóa bạn đặt

Đặc trưng từng mặt hàng khi được vận chuyển bằng đường biển sẽ có các quy định riêng. Các mặt hàng tiêu dùng thông thường sẽ được kiểm tra, thông quan nhanh chóng, dễ dàng hơn so với các loại thuốc, linh kiện, máy móc trọng tải nặng, số lượng hàng lớn, đồ trang sức, đá quý,…

Đơn vị chuyển hàng nội địa Trung Quốc

Thời gian hàng về tới Việt Nam qua đường biển bao lâu cũng bị ảnh hưởng bởi đơn vị vận chuyển nội địa Trung. Nguyên nhân dễ hiểu bởi khi hàng được quyết định mua, nhà cung cấp sẽ gửi hàng cho đơn vị vận chuyển nội địa. Đơn vị này sẽ nhập hàng vào  kho, đưa hàng đi kho tập kết, sau đó mới xuất và giao cho đơn vị vận tải đường biển.

Tùy vào thời gian chuyển kho bãi tại Trung

Thời điểm chuyển kho bãi hàng hóa luôn có sự cố định, không phải bạn vừa đặt mua mà khách giao cho vận chuyển ngay. Vận chuyển Trung Quốc đường biển về Việt Nam ở từng kho sẽ có những lịch bốc xếp và xuất hàng cụ thể. Do đó, bạn cũng cần căn cứ thời gian chuyển giao kho bãi, vận chuyển hàng đi ra nơi tập kết đường biển.

Thời gian sắp xếp lịch tàu

Cũng như các kho hàng, lịch tàu và cảng cũng có sự thống nhất và liên kết với nhau. Thời gian vận chuyển hàng từ Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế đường biển về Việt Nam sẽ cần phụ thuộc vào cả lịch tàu chạy.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng

Ngoài các yếu tố trên, thời gian nhập khẩu Trung Quốc đường biển còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa bão, tàu gặp vấn đề, sự cố đường thủy ùn tắc,… Khi lựa chọn nhập hàng bằng đường thủy, bạn cần xem xét mọi yếu tố, nhất là thời tiết, tình trạng giao thương bằng đường biển để xác định thời gian hàng về đảm bảo quá trình kinh doanh thuận lợi.

Các mặt hàng có thể vận chuyển bằng đường biển

Cũng như nhiều hình thức vận tải khác, nhập hàng bằng đường biển cũng sẽ có những quy định về hàng được hoặc không được vận chuyển. Dưới đây là những mặt hàng được phép vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam:

  • Các loại hàng đóng hộp, giày da, vải, đồ chơi;
  • Các loại khoáng sản có giá trị thấp, cần vận tải số lượng lớn.
  • Các loại hàng có tính chất lý hóa như: hàng dễ hút ẩm, hàng hóa chất, dung dịch.
  • Mặt hàng có tính chất đặc biệt như hàng đông lạnh, nông sản, rau củ, trái cây.
  • Hàng có trọng tải siêu nặng như vật liệu xây dựng, máy móc công nghiệp, xe cộ, khoáng sản,… chỉ vận tải đường biển mới đáp ứng được.

Bên cạnh các mặt hàng được phép vận chuyển, bạn nên tránh những mặt hàng hóa chất cháy nổ độc hại, ma túy, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy,… Nếu kiểm tra có phát triển hàng cấm, bạn sẽ phải chịu mức phạt cao, thậm chí là bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Danh sách các tuyến chính nhập khẩu Trung Quốc đường biển

Bạn có thể tham khảo cảng đi, cảng đến và lịch trình hàng xuất nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam dưới đây:

Cảng đi Cảng đến Thời gian
Cảng Shenzhen Cảng HCM/Hải Phòng/Đà Nẵng 5 – 6 ngày
Cảng Shanghai 6 – 8 ngày
Cảng Guangzhou  8 – 9 ngày
Cảng Shantou 8 – 10 ngày
Cảng Ningbo 9 – 11 ngày
Cảng Qingdao 9 – 11 ngày
Cảng Xiamen 9 – 12 ngày
Cảng Taizhou 12 – 14 ngày
Cảng Tianjin 16 – 18 ngày

*Lưu ý: Thời gian vận chuyển trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thời điểm thời gian vận chuyển có thể nhanh hay chậm hơn. Đơn vị bạn thuê vận chuyển sẽ tư vấn chi tiết cho bạn khoảng thời gian này.

Quy trình nhập khẩu Trung Quốc đường biển của 1 công ty chuyên XNK

Dưới đây là quy trình nhập khẩu đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam để bạn hiểu rõ hơn về cách nhập hàng này.

Bước 1 – Nhận tư vấn

Khách hàng sẽ liên hệ và cung cấp đầy đủ về yêu cầu nhập hàng và các thông tin bao gồm:

  • Thông tin người gửi, người nhận.
  • Thông tin về loại hàng, số lượng hàng cần gửi.
  • Thời gian cần gửi hàng.
  • Điều kiện giao nhận.

Bước 2 – Báo giá

Sau khi nhận đủ các thông tin từ khách hàng, công ty sẽ lên báo giá cụ thể và hướng dẫn hành trình đi đường biển. Nếu khách hàng đồng đi thì 2 bên ký hợp đồng, thống nhất thời gian thực hiện và thanh toán.

Bước 3 – Tiếp nhận hàng hóa tại kho

Công ty tiến hành nhận hàng từ nhà cung cấp, nhập vào kho tại Trung Quốc và tiến hành xuất đưa ra cảng, chất hàng lên tàu trong thời gian gần nhất.

Bước 4 – Vận chuyển hàng hóa

Tiến hành vận chuyển hàng từ cảng Trung Quốc về cảng Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển công ty sẽ cập nhật tình hình cụ thể để khách hàng nắm rõ thông tin. Và có nhân viên chăm sóc 1:1 hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển.

Bước 5: Khai báo hải quan

Khi hàng về tới cảng Việt Nam (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hoặc Hải Phòng), Công ty sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục hải quan và đưa hàng về kho.

Bước 6: Giao hàng 

Hàng nhập kho tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, liên hệ thống nhất với khách hàng thời gian giao nhận hàng và vận chuyển hàng tới địa chỉ khách yêu cầu.

Để quá trình nhập khẩu Trung Quốc đường biển về Việt Nam an toàn, quý khách nên có sự chuẩn bị trước các thông tin sau:

  • Đóng gói hàng hóa cẩn thận.
  • Thể hiện đầy đủ các nội dung trên nhãn gốc hàng hóa khi làm thủ tục thông quan. Nội dung nhãn gốc có thể ghi bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt bao gồm tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài (Theo quy định tại khoản 5, Điều 1, NĐ 111/2021/NĐ-CP).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Trung Quốc (CO mẫu E, D).

Cách tính cước phí nhập khẩu Trung Quốc đường biển chi tiết nhất

Chi phí vận chuyển đường biển bao gồm 2 phần. Cước vận chuyển đường biển (Ocean Freight) và Local charges.

O/F (Ocean Freight) không có thuế và đôi lúc sẽ có các phụ phí được tính vào O/F. Ví dụ như phụ phí nhiên liệu (LSS), phụ phí kẹt cảng (PCS – Port Congestion Surcharge), phụ phí mùa cao điểm (PSS – Peak Season Surcharge),….

O/F thay đổi liên tục và chu kỳ thường là 1 tháng, ngắn hơn nữa là 7 ngày với mùa cao điểm.

Theo dõi các thông tin mới tại : Hải Quan online.

Do đó, nhiều khách hàng mới tham gia xuất nhập khẩu Trung Quốc đường biển thường hỏi bảng giá. Điều này là rất khó.

Nếu bạn chỉ vận chuyển hàng hóa 1 tuyến và công ty forwarder có hợp đồng với hãng tàu tuyến này thì có thể sẽ có bảng giá cố định. Thông thường sẽ là bảng giá hàng lẻ (LCL).

Local charges là phí địa phương và phải chịu thuế. Công ty sẽ liệt kê các chi phí local charges cho từng trường hợp vận chuyển hàng hóa đường biển như sau:

  • Chi phí vận chuyển đường biển hàng xuất khẩu
    • Chi phí hàng nguyên cont xuất khẩu: FCL
  • B/L – Bill of lading: phí làm vận đơn đường biển – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) –Bắt buộc
  • THC – Terminal Handling Charge:. Phí xếp container từ bãi lên tàu – Đơn vị (Container) –Bắt buộc
  • Seal – seal niêm phong container – Đơn vị (Container) –Bắt buộc
  • Telex release (nếu yêu cầu): Phí điện giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) –Tùy chọn
Telex release thường là do người mua yêu cầu và người bán trả. Nhưng công ty vẫn xếp telex release vào chi phí của người nhận. Phí này do 2 bên tự thương lượng. Mặc định người mua yêu cầu làm telex release thì người bán phải trả.
  • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điểm và nước xuất khẩu –Tùy chọn
    VD: Phụ phí xăng dầu, phụ phí mùa cao điểm, phí AMS khi xuất hàng đi Mỹ,…
  • Chi phí hàng lẻ xuất khẩu: LCL
  • B/L – Bill of lading: phí làm vận đơn đường biển – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) –Bắt buộc
  • THC – Terminal Handling Charge: phí xếp container từ bãi lên tàu – Đơn vị (Khối – CBM) –Bắt buộc
  • CFS – Container Freight Station: phí xếp vào hàng container – Đơn vị (Khối – CBM) –Bắt buộc
  • Telex release (nếu yêu cầu): Phí điện giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) –Tùy chọn
  • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điển và nước xuất khẩu –Tùy chọn.
    VD: Phụ phí xăng dầu, phụ phí mùa cao điểm, phí AMS khi xuất hàng đi Mỹ,….

Thông tin liên hệ 

Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0967.913.555 - 0918.672.589 để được tư vấn. Hỗ trợ tốt nhất trong việc báo giá cước vận chuyển và những thông tin quý khách hàng còn thắc mắc. Mọi thông tin chi tiết khác quý khách hàng có thể liên hệ tại:

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ XNK ÁNH DƯƠNG
Địa chỉ văn phòng: Thôn Thụy Trang, Xã Trung Hưng, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam 
Hotline:  0967.913.555  -  0918.672.589
Email: ltuyet.ttcntt@gmail.com
Website: https://vantaianhduong.vn
Địa chỉ kho bãi tại Hà Nội:  Gầm cầu Thanh Trì  -  Phường Thanh Trì – Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Địa chỉ kho bãi tại Đà Nẵng: 209 Trường Chinh, Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Địa chỉ kho bãi tại Nha Trang: QL 1A Thôn Như Xuân, Vĩnh Phương, Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Địa chỉ kho bãi tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A - Phường An Phú Đông – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây