Thủ tục thông quan hàng hóa tại Việt Nam

Hiện nay, việc giao thương buôn bán giữa Việt Nam và các nước quốc tế ngày càng phát triển. Nhưng bạn có biết rằng để có thể nhập khẩu được hàng hóa vào Việt Nam hay xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ phải trải qua một quá trình được gọi là thông quan hàng hóa. Trong bài viết này, Vận tải Ánh Dương sẽ nói rõ hơn về thủ tục thông quan và quy trình để thực hiện thông quan hàng hóa tại Việt Nam.

Thủ tục thông quan là gì?

Thủ tục thông quan là gì?

Thủ tục thông quan là gì?

Thủ tục thông quan hàng hóa là quá trình kiểm tra hàng hoá, xét duyệt hồ sơ trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc xuất khẩu khỏi một quốc gia. Trong quá trình để có thể xuất nhập khẩu một lô hàng đây là bước không thể thiếu. Thủ tục này sẽ được diễn ra sau khi mở tờ khai hải quan và được phân luồng tờ khai, nhà xuất/ nhập khẩu đóng thuế.

Thủ tục thông quan là một thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện khi giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế để có thể nhập hàng vào trong nước và xuất hàng ra nước ngoài.  

Việc thực hiện thủ tục thông quan sẽ giúp cho các cơ quan chức năng quản lý nắm bắt được thông tin của khách hàng và đảm bảo cho việc mua bán các loại hàng hóa hợp phát theo quy định của pháp luật.

Tại sao phải làm thủ tục thông quan hàng hóa

Tại sao phải làm thủ tục thông quan hàng hóa

Tại sao phải làm thủ tục thông quan hàng hóa

Như đã chia sẻ, thì thông quan hàng hoá là yêu cầu bắt buộc với hàng xuất nhập khẩu. Vậy tại sao lại phải làm thủ tục thông quan hàng hoá, câu trả lời là:

  • Để nhà nước thu thuế: Đây là lý do quan trọng nhất để trả lời cho thắc mắc trên và cũng cho biết vì sao phải tốn nhiều công sức, thời gian của nhiều người để làm các thủ tục giải quyết việc này.
  • Kiểm soát, quản lý hàng hoá: Việc làm thủ tục thông quan còn có mục đích khác là để đảm bảo các loại hàng hoá ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc các mặt hàng trong danh mục cấm. Theo như quy định, nếu không có giấy phép đặc biệt thì không một cá nhân, tổ chức nào có thể nhập các mặt hàng súng, ma túy, ngà voi,…vào Việt Nam. Đồng thời, những mặt hàng động vật hoang dã, đồ cổ cũng không thể xuất ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch. 

Ngoài vận chuyển chính ngạch, một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ còn lựa chọn vận chuyển tiểu ngạch. Bạn đã biết đến hình thức này chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông qua website của xuất nhập khẩu Đại Dương với bài viết vận chuyển tiểu ngạch.

Các bước thực hiện quy trình thông quan hàng hóa

Chuẩn bị chứng từ

Trong quy trình thông quan việc chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất. Bởi nếu người khai hải quan chuẩn bị chứng từ sớm và chính xác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ khai báo hải quan và chi phí thông quan đến 95%.

Để chuẩn bị chính xác chứng từ người khai hải quan cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

  • 01 bản sao y Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  • 01 bản gốc Phiếu đóng gói (Packing List) 
  • Đơn vận tải (Airway Bill/ Bill of lading)
  • 01 bản gốc Giấy phép (nếu có)
  • 01 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có)
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)

Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

Sau khi chuẩn bị giấy tờ, người khai hải quan cần phải thực hiện khai đầy đủ 133 chỉ tiêu trên màn hình IDA và gửi đến hệ thống VNACCS. Hệ thống sau khi nhận được thông tin sẽ tự động cấp sổ và tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã người khai đã nhập vào. 

Ví dụ: tên nước nhập vào là Việt Nam sẽ tương ứng với mã của nước Việt Nam. 

Bên cạnh đó, hệ thống cũng sẽ tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến thuế, trị giá,… sau đó phản hồi lại cho người khai hải quan qua màn hình đăng ký tờ khai IDC. Và bản khai thông tin nhập khẩu IDA sẽ được hệ thống cấp số và lưu lại trên hệ thống VNACCS. 

Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

Sau khi màn hình hiển thị đăng ký tờ khai IDC do hệ thống phản hồi người khai hải quan cần kiểm tra kỹ các thông tin đã khai báo và các thông tin do hệ thống tự tính toán, xuất ra. Nếu các thông tin trong tờ khai là chính xác thì gửi đến hệ thống để tiến hành đăng ký tờ khai. 

Trong trường hợp sau khi kiểm tra người khai hải quan phát hiện có những thông tin sai lệch cần sửa đổi thì cần phải sử dụng đến nghiệp vụ IDB còn gọi là màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa lại các thông tin cho chính xác và thực hiện tiếp các công việc như đã hướng dẫn. 

Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ thực hiện kiểm tra danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai. Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì hệ thống sẽ phản hồi lại cho người đăng ký hải quan.

Thông quan hàng hóa

Quy trình thông quan hàng hóa

Quy trình thông quan hàng hóa

Sau khi đủ điều kiện đăng ký tờ khai sẽ có kết quả phân luồng để tiến hành thông quan hàng hóa. Người khai hải quan sẽ phải đóng thuế cho tờ khai đã truyền khi nhận được thông báo.

Khi có thông báo thuế đã vào thì hàng hóa mới được thông quan. Kết quả phân luồng khi mở tờ khai rất quan trọng bởi nó quyết định đến việc hàng hóa có được thông quan hay không. 

  • Đối với luồng xanh: Khi hiển thị là luồng xanh người khai hải quan chỉ cần cầm tờ khai để thanh lý
  • Nếu là luồng vàng: Lúc này nhân viên giao nhận sẽ cầm bộ hồ sơ xuống gặp hải quan để kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và làm thủ tục. Trong trường hợp bộ chứng từ không hợp lệ sẽ được trả lại và yêu cầu bổ sung sau đó lại tiếp tục làm việc với hải quan để đăng ký thông quan. Còn nếu vẫn có nghi vấn thì hải quan sẽ yêu cầu chuyển xuống luồng đỏ 
  • Luồng đỏ: Tại luồng này nhân viên giao nhận sẽ tiến hành kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan và sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa nếu như không có vấn đề nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng. Ngược lại, nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết.
  • Thanh lý tờ khai: Sau khi tờ khai được thông quan sẽ được in mã vạch và thanh lý tờ khai. Khi được hải quan đóng dấu thì việc thông quan hàng hóa đã được hoàn thành. 

Bên cạnh đó, một số rủi ro có thể gặp bắt gặp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa gây cản trở doanh nghiệp. Chính vì vậy bạn nên tìm một đơn vị xuất nhập khẩu uy tín để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục thông quan cũng như quy trình thông quan hàng hóa tại Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cách thức thông quan khi xuất nhập hàng Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung. 

Thông tin liên hệ 

Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0967.913.555 - 0918.672.589 để được tư vấn. Hỗ trợ tốt nhất trong việc báo giá cước vận chuyển và những thông tin quý khách hàng còn thắc mắc. Mọi thông tin chi tiết khác quý khách hàng có thể liên hệ tại:

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ XNK ÁNH DƯƠNG
Địa chỉ văn phòng: Thôn Thụy Trang, Xã Trung Hưng, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam 
Hotline:  0967.913.555  -  0918.672.589
Email: ltuyet.ttcntt@gmail.com
Website: https://vantaianhduong.vn
Địa chỉ kho bãi tại Hà Nội:  Gầm cầu Thanh Trì  -  Phường Thanh Trì – Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Địa chỉ kho bãi tại Đà Nẵng: 209 Trường Chinh, Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Địa chỉ kho bãi tại Nha Trang: QL 1A Thôn Như Xuân, Vĩnh Phương, Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Địa chỉ kho bãi tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A - Phường An Phú Đông – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây